ĐỪNG ĐỂ MÌNH CHẾT DẦN – PHẦN 1

0
23

ĐỪNG ĐỂ MÌNH CHẾT DẦN

PHẦN 1: BRAZIL

“Sẽ là đang chết dần
Những người không du lịch…”

Giữa bộn bề công việc, giữa muôn ngàn gian khó, tôi lại nhớ tới câu thơ mà tôi đã dịch của nhà thơ Chi le Pablo Neruda năm 2020 trong chuyến đi Nam mỹ.
Nào: đừng để mình chết dần và hãy đi du lịch thôi…

TP nổi Seaview với sức chứa tương đương 15 KS 5 sao và 12 KS 3 sao

Chúng tôi khởi hành từ TP HCM tối ngày 26/3 với 7 tiếng 30 phút bay tới Dubai, chờ 3 tiếng 30 phút và bay tiếp 14 tiếng 30 phút tới TP Rio de Janeiro xinh đẹp của Brazil, nơi 4 năm trước gia đình tôi đã có chuyến đi thú vị tới những vùng đất của Nam Mỹ với những kỷ niệm cực kỳ giá trị và cũng từ TP này bé Rio, cháu ngoại tôi phôi phai. Nói 1 chút về Rio, cô cháu ngoại rất dễ thương không chỉ vì những nét xinh xăn mà là tính cách rất gần gũi, rất ngộ nghĩnh và rất quan tâm tới mọi người.
16h chiều 29/3 chúng tôi lên tàu. Con tàu mang tên Seaview mới hạ thuỷ 2018, dải gần 323 m, rộng hơn 60 m, cao 18 tầng với sức chứa. 4132 khách với gần 2.500 phòng cho khách ( tương đương 10-15 khách sạn 5 sao ) và 1413 nhân viên phục vụ ( tương đương 10-12 khách sạn 3 sao. Seaview lừng lững như một thành phố trên biển và được đóng với giá khủng khoảng 1 tỷ usd.
19h tàu ra khơi.

JORGE AMADO

Sáng 30/3, chúng tôi xuống tàu và thăm TP Ilhéus xinh đẹp nằm trên bờ biển Bắc Brazil. Ilhéus có trên 220.000 dân, là vùng đất có những đồn điền Cacao giàu có. Trước đây khu vực này trồng mía nhưng sau đó người Đức đến và khuyên người dân ở đây trồng cây Cacao và từ thế kỷ 19 vùng đất này đã mọc lên những đồn điền cacao màu mỡ tạo nên sự giàu có cho người dân, tạo nên nhiều triệu phú cho nơi đây và hình thành vùng nguyên liệu dồi dào cho nguồn Chocola của thế giới.

Điều giá trị: Ilhéus chính là quê hương của nhà văn xuất sắc Jorge Amado.
Sau khi thăm Nhà thờ Saint Sebastian (Catedral São Sebastião), chúng tôi đi bộ dọc theo con phố nhỏ và đế thăm nhà của nhà văn Jorge Amado. Một ngôi nhà 3 tầng màu vàng, kiến trúc cận đại bề ngang khoảng 16 m bề sâu khoảng 20 m nằn trên con phố đi bộ. Ngôi nhà được người cha- đại tá João Amado mua và xây dựng vào năm 1920, và được hoàn thành vào năm 1926. Jorge Amato đã sống một thời gian ở đây và hiện nay trở thành bảo tàng nhỏ của ông.

Những cô gái Brazil chào đón
Phía trước cổng có 1 bức tượng nhà văn cao khoảng 2,3 m ( cao hơn nhà văn). Rất nhiều người dừng lại, chụp ảnh cùng bức tượng của nhà văn. Một lối đi nhỏ vào nhà và dòng người ngày ngày nối nhau vào thăm nơi 1 con người vĩ đại đã sống. Đồ vật trong nhà ( trong bảo tàng) không có gì đặc sắc với những đồ dùng của ông, những vật lưu niệm, những bức ảnh của thời còn sống… và giá trị nhất có lẽ là cái máy đánh chữ mà ông dùng để viết văn và gần 40 tác phẩm của ông. Tiếc là trang trí cho bảo tàng cá nhân này là 1 bàn tay chưa đủ tầm và có lẽ do thiếu kinh phí.
Jorge Amado sinh năm 1912 trong một gia đình nông dân trồng Cacao và sống trong khu phố nghèo của Salvador. Vốn là thuộc địa của Bồ Đào Nha, người dân quê hương ông sống trong nghèo khó và điều đó gắn trong tâm trí ông một ý thức: Phải làm gì đó cho người nghèo. Các chủ đề, nhân vật trong tác phẩm của ông đều bám vào nhân dân, đều vì nhân dân. Ông viết báo khi 14 tuổi và xuất bản tác phẩm đầu tiên: Đất nước ngày hội Carnaval (1931) khi 19 tuổi. Ông tham gia vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Brazil, đấu tranh cho người nghèo và nhiều lần bị cầm tù và phải sống lưu vong nhưng sau cầm tù và lưu vong ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho người nghèo.
Ông được nhiều lần đề cử giải Nobel nhưng chưa lần nào chạm tới do bị thành kiến.
Một trong những quan điểm nổi tiếng của ông là:

“ NGƯỜI TỐT LÀ NGƯỜI XUẤT THÂN TỪ BÊN DƯỚI, KHÔNG CÓ NHIỀU TIỀN, CÒN NGƯỜI XẤU LÀ NGƯỜI THUỘC TẦNG LỚP THƯỢNG LƯU HOẶC GIÀU CÓ”


Jorge Amado, người đấu tranh cho người nghèo Brazil

Ông là bậc tiền bối, chí khí kiên cường cao ngất, tôi không dám cãi nhưng tôi có quan điểm khác một chút: Trước hết, tôi cũng là học trò, là môn đồ của trường phái Mac-Lenin và những quan điểm này theo tôi suốt cuộc đời dù cho dù có những thăng trầm và sự chuyển hoá. Vậy thì cụ Marx và nhà văn Jorge Amado sai hay đúng? Quan điểm của tôi là:
a. Tôi không nói là Cụ Marx và nhà văn Jorge Amado sai vì thời của cụ Karl Marx và sau đó là của Jorge Amado, giai cấp tư bản mới hình thành, luật pháp chưa rõ ràng và chỉ bảo vệ giai cấp tư sản, không bảo vệ người nghèo nên những người giàu, những tư bản đã nổi lên làm giàu với mọi thủ đoạn, biến người nghèo, nhân dân thành phương tiện làm giàu. Mặt khác, dư âm của chế độ nô lệ vẫn còn và người lao động vẫn bị coi là nô lệ và bị chà đạp. Khi đứng trên góc độ con người, chúng ta đồng cảm và đồng quan điểm với Jorge Amado.
b. Ngày nay, luật pháp đã rõ ràng hơn, yếu tố dân chủ đã trở thành một lực lượng của xã hội, người nghèo, người lao động được bảo vệ, sự vi phạm nhân quyền sẽ bị lên án và xử lý, người giàu kg còn bắt nạt, cường bức người nghèo được nữa
Trên thức tế hiện nay những người giàu phải làm việc nhiều hơn, nộp thuế nhiều hơn và phải lo cho người lao động những điều kiện lao động, những an sinh xã hội tốt hơn. Rất nhiều người giàu đã bỏ thời gian, tài sản của mình ra làm từ thiện, việc nghĩa… Bil gate đã bỏ ra hàng tỷ đô và phần đời còn lại để làm từ thiện, Anh Lê Văn Kiểm, Phạm Nhật Vượng… cùng nhiều người khác bỏ ra hàng trăm triệu usd làm từ thiện…khái niệm bóc lột đã lu mờ và nhường chỗ cho những khái niệm: Nhân ái, trách nhiệm xã hội và sự chuyển hoá cái tốt của người nghèo, cái xấu của người giàu đã thay đổi


Tài sản của Jorge Amado chỉ trong 1 ngăn kéo với 40 cuốn sách

c. Quan điểm của tôi:
– LÀ CON NGƯỜI, AI CŨNG MONG GIÀU CÓ VÀ HẠNH PHÚC
– NGƯỜI TỐT LÀ NGƯỜI CÓ CUỘC SỐNG VÌ ĐỒNG LOẠI.
( là người luôn suy nghĩ, đấu tranh vì lẽ phải, dám hi sinh thời gian, tiền của, công sức, danh dự của mình cho xã hội)
– NGƯỜI XẤU LÀ NGƯỜI CHỈ NGHĨ TỚI LỢI ÍCH CỦA MÌNH
(Là người bất chấp đạo lý, pháp luật để vun vén cho mình)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here