JOSE’PHINE- NGOẠI TÌNH VÀ THA THỨ

0
7

JOSE’PHINE- NGOẠI TÌNH VÀ THA THỨ

Sáng chủ nhật, 24/11, chúng tôi bắt 1 chiếc taxi đi thăm ngôi nhà của gia đình Joséphine de Beauharnais, nằm phía vịnh Les Trois-Îlets đối diện thủ đô Fort De France, đảo Martinique. Ngôi nhà nằm bên 1 sườn đồi cách bờ biển không xa, cây cối tốt tươi. Trước cửa ngôi nhà, xe oto để chật đường, một hội nghị mía đường của Pháp với hàng trăm người đang tổ chức tại đây. Len qua đám đông, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về gia đình Joséphine và câu chuyện tình kỳ lạ của bà.

Joséphine sinh ra trong 1 gia đình điền chủ trồng mía đường. Căn nhà được cha mẹ bà xây dựng và sau khi mẹ chết được chuyển giao cho bà nhưng bà đã sớm từ bỏ quê hương Martinique để đến pháp tìm cuộc sống mới.
Joséphine là người rất thích hoa hồng và khi còn ở nhà, bà đã trồng nhiều hoa hồng cùng gần 300 loại hoa trong vườn.
Căn nhà của gia đình nằn bên sườn đồi rất đẹp có chiều rộng khoảng 30 m, dài khoảng 50 m. Tất cả đã bị sụp đổ, bị tàn phá bởi bão và thời gian. Ngày nay người ta đã làm lại 2 căn nhà hình chóp tròn để làm triển lãm cho gia đình bà và cho hội mía đường của Pháp.
Tên của bà là Marie Josèphe Rose Tascher de La Pagerie và cái tên Joséphine do Hoàng đế Napoleon đặt cho bà. Joséphine là 1 phụ nữ xinh đẹp và có tài ngoại giao.


Cuối năm 1779, Marie Josèphe cùng cha sang Pháp và sau đó cô được Tử tước Alexandre de Beauharnais cưới làm vợ. Dù có 2 con nhưng cuộc sống hôn nhân của gia đình bất hạnh. Tử tước Alexandre de Beauharnais cho rằng người con Hortense là con do Marie Josèphe ngoại tình và ông đòi đuổi Joséphine ra khỏi nhà, bắt đến sống ở tu viện Penthemont, Marie Josèphe rời pháp, đưa con về Martinique sống trong khó khăn. Sau đó Tử tước Alexandre de Beauharnais bị tử hình trong cuộc cách mạng pháp.
Năm 1794, con trai của Marie Josèphe đến gặp Napoleon để xin lại cây kiếm của cha bị tich thu. Khi đó Napoleon đang là chỉ huy pháo binh đã rất ngạc nhiên trước 1 cậu bé can đảm và ông đã đồng ý trả lại thanh kiếm của cha cho cậu bé. Ngày hôm sau Marie Josèphe đến để cảm tạ và Napoleon đã choáng ngợp trước sắc đẹp của người phụ nữ 2 con hơn mình 6 tuổi. Lúc đầu Marie Josèphe không thích Napoleon vì thấy vị tướng này thấp lùn và không có gì đặc sắc, cuốn hút.
Napoleon gọi bà là Joséphine và đám cưới của họ được tổ chức trong sự phản đối của gia đình Napoleon. Napoleon rất yêu Joséphine nhưng ông vẫn đặt sự nghiệp chinh chiến lên đầu và dành thời gian cho trận mạc. Những ngày xa vợ, Napoleon đã viết rất nhiều lá thư tình rất hay cho bà và sau này các nhà sử gia, các nhà văn đã sưu tập thành những bức thư tình hay nhất.
Tuy nhiên Joséphine là người phụ nữ trăng hoa, người ta nói bà đã ngủ với rất nhiều quý tộc trong triều và có quan hệ rất tốt trong giới thượng lưu và có lẽ vì kỹ nghệ làm tình và gương mặt yêu kiều đã làm mê mệt 1 quân nhân mà thời gian chỉ dành cho chiến trận.
Một buổi sáng, một vị tướng đã báo cho Napoleon về việc vợ ông ngoại tình. Napoleon đã đuổi vị tướng không cho ăn sáng cùng và sau đó ông đã bí mật bỏ mặt trận Aicap về pháp cùng với vài tuỳ tùng.
Đến đây thì chúng ta liên tưởng ngay tới những cơn giận giữ của các vị quân vương khi bị vợ phản bội.

Câu chuyện về vua Henry VIII yêu Anne Boleyn và muốn cưới là vợ nhưng không được Giáo hội La Mã chấp thuận. Henry VIII với tình yêu lớn đã quyết định vì Anne Boleyn, ly khai khỏi Giáo hội La Mã và thay đổi nền tín ngưỡng nước Anh. Nhờ tình yêu vĩ đại mà nước Anh có 1 nền tôn giáo ngày nay, tuy nhiên sau này Henry VIII đã kết tội Anne Boleyn ngoại tình và chặt đầu bà. Chúng tôi đã đến thăm Tháp London – lâu đài máu bên bờ sông Thames, nơi Anne Boleyn bị giam và bị chặt đầu. Cũng tương tự, các hoàng đế Ai cập, Trung Hoa, VN… cũng xử tội chết cho những người vợ ngoại tình… vì phụ nữ đối với các bậc vương triều chỉ là 1 vật sở hữu…

Về tới Paris gặp lại Joséphine, Napoleon rất giận dữ, tưởng sẽ là sự trừng phạt, sỉ nhục… nhưng chỉ sau 2 đêm Joséphine đập cửa, Napoleon đã mở cửa cho Joséphine vào và Napoleon đã tha thứ cho sự phản bội. Napoleon bị triều đình Pháp kết tội là đào ngũ nhưng lại không có gan kỷ luật 1 vị tướng tài và Napoleon tiếp tục ra trận, thăng tiến và trở thành Hoàng đế Pháp.
Một câu nói xuất sắc của Joséphine khi Napoleon muốn bỏ bà:
– Chỉ có em mới là người đưa ngài lên đỉnh cao.
Sự thật thì Joséphine cũng đã củng cố mối quan hệ cho chồng trong thời gian đầu.
Tuy nhiên, Napoleon đã không bỏ, không giết Joséphine bởi ông là người nhân nghĩa, vị tha, không như Alexandre de Beauharnais hắt hủi và đuổi vợ ra khỏi nhà, không như Henry VIII và các vị vua đã hành hình vợ khi ngoại tình. Napoleon rất yêu Joséphine và ông hiểu: Những ngày tháng chiến trận cùng khả năng yếu sinh lý của ông đã không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của Joséphine, ông nhận thức 1 phần lỗi là do mình. Khi trở thành Hoàng đế Pháp, Napoleon vẫn phong cho Joséphine là Hoàng hậu đế chế thứ nhất của nước Pháp. Có lẽ sự khách quan và lòng vị tha đã cho ông những tố chất của 1 lãnh tụ vĩ đại sau này.
Do Joséphine không sinh con và nhu cầu Napoleon phải có con để nối dõi rất lớn. Một hôm, mẹ của Napolen đến phòng họp gặp con trai và thầm thì:
– Trong căn phòng đó có 1 cô gái 18 tuổi đang trần truồng. Con phải vào đó và sau đó nếu mẹ thấy gương mặt cô gái đó vui là con còn khả năng.
Napoleon lưỡng lự, thương mẹ và nghe lời mẹ rời cuộc họp. Người mẹ già nghiêng cổ ngoái theo hồi hộp…
Mấy tháng sau, người mẹ đến bên con thầm thì:
– Có thai rồi
Gương mặt của bà mãn nguyện với 2 dòng nước mắt.
Napoleon li dị vợ để tìm người sinh con cho hợp lệ. Ông cưới công chúa Maria Ludovica của Áo (năm 1810) nhưng vẫn để Joséphine giữ danh hiệu: Hoàng hậu Pháp.
Một sự thật là, khi Napoleon ở với người vợ cắm sừng ông thì sự nghiệp chính trị của ông thăng tiến, đánh đâu thắng đó còn sau khi cưới Công chúa Maria Ludovica, thì sự nghiệp của ông bắt đầu đi xuống, bị thất bại, bị tù đày.
Công chúa Maria Ludovica sinh cho Napoleon 1 người con trai. Bà là người phụ nữ trung thành với chồng nhưng tình yêu mà ông dành cho bà rất nhỏ bé.
Joséphine không sinh con cho Napoleon và luôn phản bội ông nhưng ông lại rất yêu thương.


Nhiều người cho rằng: Napoleon vĩ đại trong sự nghiệp quân sự nhưng lại mê muội trong tình yêu. Cũng có người cho rằng ông vĩ đại trong cả 2 lĩnh vực. Nhưng cho dù là vĩ đại hay mê muội thì tình yêu mà ông dành cho Joséphine vẫn là cao thượng, vẫn là mãi mãi.
Người ta kể rằng, những ngày cuối trong ngôi nhà lưu đày Longwood trên đảo Saint Helena, phía Nam Đại Tây Dương, Napoleon đã thốt lên:

NƯỚC PHÁP- QUÂN ĐỘI- JÓSEPHINE

Đó là những lời cuối cùng trước khi nhắm mắt mà Hoàng đế Napoleon đã dành cho những gì ông yêu thương nhất trong cuộc đời của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here