TẤM ẢNH CỦA KẺ THÙ TRÊN ĐẤT MỸ
Trong 1 căn phòng trang nghiêm tại phòng bảo tàng bên bờ Vinh Ngọc trai ( Trân Châu cảng) có tấm ảnh của 1 kẻ thù của nước Mỹ. Ngày ngày hàng ngàn người dân Mỹ và du khách qua đây đều nghiêng mình trước hơn 2.000 linh hồn lính Mỹ đã hy sinh nơi đây và cũng kính cẩn nghiêng mình trước con người đã lập phương án và trực tiếp chỉ huy trận đánh có 1 không 2 trong lịch sử chiến tranh của loài người.
Yamamoto Isoroku, một đô đốc hải quân tài ba của đế chế nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ 2, người được đánh giá là một trong 10 vị tướng tài của thế giới, người đã trực tiếp lập kế hoạch phương án tác chiến Hawaiian và trực tiếp chỉ huy trận đánh, xoá xổ hạm đội 6 Thái bình dương ngay chính tại căn cứ quân sự vững chắc của Mỹ tại hòn đảo Hawaii.
Yamamoto Isoroku sinh 1884 trong một gia đình Samurai, được giáo dục nghiêm khắc theo tinh thần võ sỹ đạo và tinh thần này đã dẫn dắt ông tới những đỉnh vinh quang.
Sau khi tốt nghiệp trường Hải quân Etajima, năm 1905 Yamamoto tham gia trận đánh Tsushima (Цусимское сражение), một trận đánh huỷ diệt lớn nhất trong lịch sử hải quân của loài người. Trong trận đánh này Hải quân Nhật đã nhấn chìm Hạm đội Nga: bắn chìm 21 tàu, bắt sống 7 tàu, giết chết gần 4.500 người, bắt sống gần 6.000 binh lính và sỹ quan Nga. Phía Nhật chỉ mất 3 tàu phóng lôi, 117 người chết và hơn 500 người bị thương. Chiến thắng của Hải quân Nhật đã buộc đế quốc Nga phải ký hiệp định nhượng cho Nhật bản các quyền lợi ở châu Á và khẳng định vị trí số 1 của Nhật ở châu Á. Đây là chiến thắng rửa nhục đầu tiên của 1 quốc gia châu á trước 1 cường quốc Châu âu.
Trong trận đánh này Yamamoto bị thương khá nặng, bị cụt 2 ngón tay và rất nhiều mảnh đạn pháo găm vào chân. Thay vì đau xót con, mẹ của ông đã làm thơ để tặng con trai về tinh thần Samurai…
Năm 1921 ông tốt nghiệp Harvard rồi làm tuỳ viên quân sự tại Washinton DC. Là một người đam mê Hải quân và Không quân, ông nhanh chóng hiểu vai trò của không quân trong nghệ thuật quân sự và nhanh chóng xây dựng chiến lược tàu sân bay cho Nhật bản.
Ở tuổi 40, Yamamoto được giao nhiệm vụ chỉ huy bộ đội kg quân. Thời gian này kỷ luật của kg quân Nhật lỏng lẻo, kỹ thuật kém, máy bay vỏ bằng gỗ rơi nhiều, bộ đội đào ngũ…Ông đã gần gũi chơi bài và truyền vào những người lính không quân tinh thần võ sỹ đạo. Bản thân ông tự học và tự lái máy bay rồi cùng tham gia với các hãng sản xuất máy bay để chế tạo những loại máy bay tốt. Những loại máy bay Type, Zero của Nhật đã thực sự chinh phục bầu trời và nâng vị thế của kg quân Nhật vào những năm 30.
Năm 1940 ông được thăng hàm đại tướng, đô đốc và là Tư lệnh các hạm đội Hải quân. Ngay lập tức ông đã đưa bộ đội hải quân vào chế độ huấn luyện nghiêm ngặt như chiến đấu thực sự.
Tuy bất mãn với các chính sách của Mỹ và Anh đối với Nhật song Yamamoto phản đối mãnh liệt quyết định của chính phủ Nhật về liên minh Đức-Ý-Nhật và sự tuyên chiến với Mỹ. Ông nhận xét: Coi Mỹ là kẻ thù tức là coi cả thế giới là kẻ thù và ông bị nhiều quan chức cao cấp của Nhật coi ông là hèn nhát. Yamamoto đã viết thư tới thủ tướng Nhật nhưng kg được chấp nhận. Mặc dù phản đối nhưng ông vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ của người lính và ông đã lập kế hoạch tác chiến trận Trân Châu Cảng và yêu cầu những người lính của mình luyện tập rất nhiều. Đồng thời ông đã cho thiết kế lại để những chiếc máy bay mang những trái ngư lôi.
Vừa chuẩn bị cho cuộc tấn công bất ngờ nhưng Yamamoto cũng vừa mong muốn những kết quả tốt đẹp của cuộc đàm phán Mỹ- Nhật nhưng kết quả đó đã kg đến.
3h30 ngày 7/12/1941, dưới sự chỉ huy của ông, 6 tàu sân bay ( thời điểm đó số lượng tàu sân bay của Nhật nhiều hơn của Mỹ) chở 350 máy bay chia thành 2 tốp, 1 tốp 167 máy bay và tốp khác 183 máy bay vòng theo 2 sườn núi mang bom và thuỷ lôi tấn công vào hạm đội Thái Bình Dương đang neo đậu trong cảng Ngọc trai. Một trận đánh không quân đánh Hải quân oanh liệt nhất trong lịch sử loài người đã diễn ra. Phía Mỹ bị thiệt hại 21 tàu (lập lại con số 21 tàu bị bắn chìm trong cuộc hải chiến Tsushima), hơn 2000 lính Mỹ bị giết và hơn 300 máy bay bị tiêu diệt. Trong khi đó phía Nhật bị thiệt hại rất ít: 29 máy bay, 2 tàu ngầm và chết dưới 100 người…
Chiến thắng to lớn nhưng Yamamoto hiểu rằng nếu chiến tranh kéo dài thì Nhật không thể thắng và ông tiên đoán 1 kết cục chiến tranh bi thảm sẽ đến với Nhật.
Năm 1943, sau 1 số thất bại về chiến lược, 1 lần nữa Yamamoto hiểu rằng nước Nhật sẽ bại trận và ông cũng tiên đoán được những ngày cuối cùng của mình. Yamamoto gửi thư cho vợ cùng 1 bài hát và 1 nắm tóc của ông.
Ngày 18/4/1943, người Mỹ đã nắm được nội dung bức điện mật về việc Yamamoto đi thị sát những hòn đảo gần Guadalcanal và tổ chức đón lõng. 18 chiếc máy bay P-38 Lightning lao vào tấn công 7 chiếc máy bay Nhật. Yamamoto đã hy sinh trên vùng trời Bounganiville gần Guadalcanal.
Yamamoto được nhân loại kính trọng bởi ông không hèn nhát trước kẻ thù mạnh. Thật là quan trọng nếu trang bị cho dân tộc một tinh thần thượng võ như tinh thần võ sỹ đạo Samurai và Viet nam, cũng có thời kỳ mà tinh thần ấy ngấm vào từng người lính, người dân tạo nên 1 sức mạnh hơn cả vũ khí hạng nặng…
Yamamoto Isoroku, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn ông.
LTM 04/2016