TSUSHIMA – TRẬN ĐÁNH TRÊN BIỂN OANH LIỆT NHẤT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

0
210

TSUSHIMA – TRẬN ĐÁNH TRÊN BIỂN OANH LIỆT NHẤT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI.

Trước sự phô trương cơ bắp của TQ trên biển đông trong thời gian gần đây, tôi xin tóm tắt lại một trận đánh oanh liệt nhất trên biển của lịch sử loài người. Trận chiến Tsushima (Цусимское сражение) và bài học.

I. HOÀN CẢNH
Năm 1894-1895, Đế quốc Nhật non trẻ đã dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ nhất, buộc Triều đình Mãn Thanh phải nhượng lại bán đảo Mãn châu và bán đảo Triều tiên cho Nhật. Trước tình hình này Nga đã liên kết với Đức và Pháp để ép Nhật nhường lại các quyền lợi của Nhật ở TQ cho Nga. Với sự căm giận, người Nhật đã chuẩn bị một chương trình phát triển Hải quân trong đó tập trung phát triển các chiến hạm có các trọng pháo lớn với các cỡ nòng từ 155 mm; 203 mm, 254 mm, 305 mm ( tương đương 1 quả bom) để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga. Một đế quốc lớn khi đó.

Năm 1902, Nhật đã ký kết liên minh Anh – Nhật với 1 điều khoản hết sức quan trọng: Nếu Nhật phải chiến đấu với từ 2 kẻ thù trở lên thì Anh sẽ giúp Nhật. Do vậy Đức và Pháp không dám giúp Nga khi chiến tranh xảy ra.
Sau khi ký hoà ước Bắc kinh, Nga chiết hết mãn châu, Nhật yêu cầu Nga rút quân và trả Mãn châu cho nhà Thanh nhưng Nga không đồng ý và chỉ cho Nhật buôn bán ở đây. Nhật đã tấn công Nga.

Ngày 08/02/1904 Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Hạm đội Viễn đông của Nga tại cảng Lữ Thuận ( còn gọi là cảng Athur và cảng Chemulpo, nay là cảng Incheon) và nhấn chìm 3 tàu chiến của Nga, mở màn cho cuộc chiến tranh Nga – Nhật. Mục tiêu của Nhật là kiểm soát con đường biến giữa Nhật và châu Á để hỗ trợ cuộc chiến tranh trên bộ ở Mãn châu, do vậy Nhật phải vô hiệu hoá sức mạnh của Hải quân Nga ở Viễn đông. Lúc đầu Nga nằm im và Nhật dễ dàng đổ bộ lên bán đảo Triều tiên mà kg gặp phản ứng của Nga.

Sau 1 số chiến thắng của Hải quân Nhật trên biển, Bộ binh Nhật tiếp tục dành những thắng lợi trên bộ, ở Liêu đông và tiến quân về Mãn Châu.
Phía Nga đã cử đô đốc Stepan Osipovich Makarov tới Viễn đông thay thế người tiền nhiệm tử trận và tăng sức mạnh tinh thần cho hạm đội Nga. Đô đốc Makarov đã dành một số thắng lợi nhỏ trên biển.
Phía Nhật, dưới sự chỉ huy của đô đốc Heihachiro Togo tài ba đã giáng cho Hải quân Nga những trận đánh mãnh liệt và đô đốc Makarov đã tử trận trên chiến hạm Petropavlovsk cùng 635 thuỷ thủ và sỹ quan.
Ngày 15/5/1904 Nhật đã hạ thuỷ con tàu Satsuma với những trọng pháo cỡ lớn, càng làm tăng thêm sức mạnh Hải quân Nhật.

Người kế nhiệm của đô đốc Makarov được lệnh từ Bộ chỉ huy Nga liên kết Hải đội Thái Bình Dương và Vladivostok vào tháng 8 để đối phó với quân Nhật, tuy nhiên, cả hai Hải đội này đều bị Hải quân của đô đốc Togo đánh tan trong các trận hải chiến tại biển Hoàng Hải và Uslan vào ngày 10 và 14 tháng 8 năm 1904.

Hải quân Nga mong trốn về Vladivostok để cố thủ và tại eo biển Tsushima (Цусимское) đã diễn ra một trận đánh vô cùng oanh liệt trong lịch sử Hải quân của loài người.

II. DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH

Để bảo toàn lực lượng trước sức tấn công của đô đốc Togo, Đô đốc Rozhestvensky đã cho Hạm đội Nga chuyển hướng khỏi các hải trình quen thuộc để tránh bị phát hiện.
Đêm ngày 26 rạng ngày 27, Hạm đội Nga đã tiến đến eo biển Tsushima, khi đó sương mù phủ kín eo biển, trời tối đen, tàu cứu hộ Orel bật đèn pha hoa tiêu dẫn đường, một sai lầm nhỏ nhưng vô cùng tai hại dẫn tới cái chết của hàng nghìn người, tới sự thất bại của một lực lượng Hải quân hùng mạnh và sự sụp đổ của một đế chế.
Lúc 2:45 sáng, tàu tuần dương Shinano Maru của Nhật phát hiện ra ba ánh đèn ở phía xa chân trời và tiến lại dò xét.
Vào 4:30am, tàu Shinano Maru gần và tàu Orel nhầm tưởng chiếc Shinano Maru là 1 tàu của Nga nên không báo động cho hạm đội và đánh tín hiệu báo cho tàu Nhật biết là các tàu của Nga đang ở gần đó. Chiếc Shinano Maru sau đó phát hiện ra bóng dáng của mười chiếc tàu khác trong sương mù. Hạm đội Nga đã bị phát hiện, cơ hội bí mật trốn về Vladivostok đã mất.
Vào 4:55 sáng, Thuyền trưởng Narukawa đánh điện cho Đô đốc Togo “Địch quân đang ở ô số 203”.
Vào 5:05 sáng, Đô đốc Togo nhận được tín hiệu và ngay lập tức chuẩn bị cho hạm đội Nhật với trên 40 tàu xuất kích.

1.TRẬN ĐÁNH BAN NGÀY

Trước giờ xuất phát Đô đốc Togo đánh điện về cho bộ trưởng Hải quân Nhật: “Tôi vừa nhận được tin là đã phát hiện ra hạm đội địch. Hạm đội của chúng ta sẽ thẳng tiến ra biển để tấn công và tiêu diệt đối phương “
6:34 sáng toàn bộ hạm đội Nhật Bản triển khai trên biển, Đô đốc Togo chỉ huy trên chiến hạm Mikasa, các tàu tuần tiễu của Nhật vẫn bí mật theo dõi và liên tục cứ vài phút lại báo về đội hình và hướng di chuyển của hạm đội Nga.
Tới 1:40 chiều, cả hai hạm đội phát hiện đối phương và chuẩn bị tác chiến. Tới 1:55 phút, Đô đốc Togo hạ lệnh trương lá hiệu kỳ Z (Z-flag) với câu nói trước binh lính: “Vận mệnh Đế quốc phụ thuộc vào kết cục trận đánh này, mỗi binh sĩ hãy tận lực thực hiện nhiệm vụ”.
Câu nói là một liều thuốc tinh thần kích thích lòng quả cảm và tinh thần hy sinh vì đất nước và sức mạnh chiến đấu trong mỗi người lính Nhật tăng lên rất nhiều.
Hai hạm đội di chuyển với góc khoảng 15 độ (Hạm đội Nga di chuyển từ hướng nam-tây nam về hướng bắc-đông bắc, hạm đội Nhật từ hướng tây về hướng đông bắc), Đô đốc Togo lệnh cho hạm đội của mình lần lượt quay ngược 180 độ ( một việc làm rất nguy hiểm và khó) tạo hình chũ U, tạo một thế bắn vào Hạm đội Nga vô cùng lợi hại ở khoảng cách 6200 mét.
Vớc các ưu thế của Hải quân Nhật: Tốc độ di chuyển 16 hải lý/h ( HQ Nga 8 hải lý/h 1 phần bị vướng các tàu vận tải), loại đạn có thuốc súng gây cháy và đặc biệt là năng lực bắn của pháo thủ Nhật đã làm Hải quân Nga kinh ngạc. Ngoài ra với sự chỉ huy tài tình của Đô đốc Togo và sự khổ công tập luyện của binh sỹ Nhật, Hải quân Nhật đã 2 lần cắt ngang hạm đội Nga theo hình chữ T để nã pháo và ngư lôi vào các chiến hạm Nga rất mãnh liệt, hiệu quả gây nhiều tổn thất cho Hạm đội Nga.

Đô đốc Rozhestvensky bị mảnh pháo bắn vào xương sọ và bị loại khỏi vòng chiến đấu. Hạm đội Nga mất các chiến hạm Knyaz Suvorov, Oslyabya, Imperator Aleksander III and Borodino trong ngày 27 tháng 5. Chuẩn đô đốc Nebogatov nắm quyền chỉ huy hạm đội Nga. Phía Nhật chỉ bị một số hư hại nhẹ, chủ yếu là ở tàu Mikasa.

2. TRẬN ĐÁNH BAN ĐÊM

Khoảng 8 giờ tối, lúc này Đô đốc Togo mới tung lực lương mạnh vào trận. 37 tàu phóng lôi và 21 khu trục hạm thực hiện nhiệm vụ tấn công giai đoạn 2. Các tàu khu trục đánh vào các tàu tiền phương, trong khi các tàu phóng lôi đánh vào mạn đông và nam của Hạm đội Nga. Các tàu Nhật tấn công mãnh liệt trong suốt 3 giờ không ngưng nghỉ, có những tàu phóng lôi cỡ nhỏ của Nhật và chiến hạm Nga đâm vào nhau. Các tàu của Nga bị phân tán thành nhiều nhóm nhỏ, tìm cách đào thoát về hướng bắc. Tới 11 giờ đêm, hạm đội Nga dường như biến mất, nhưng họ lại để lộ vị trí của mình cho quân Nhật khi họ bật đèn pha lên. Chiếc tàu chiến già nua Navarin đâm phải thủ lôi và phải dừng lại và sau đó nó bị 4 thủy lôi nữa bắn trúng và chìm kéo theo 622 người, chỉ có 3 người sống sót, được quân Nhật vớt lên. Chiến hạm Sisoy Veliki bị trúng thủy lôi và phải đánh chìm vào ngày hôm sau. chiếc Đô đốc Nakhimov bọc thép cũ bị thủy lôi đánh trúng vào mũi tàu, chiếc Vladimir Monomakh đâm vào một tàu khu trục Nhật. Cả hai chiếc đều bị thủy thủ đoàn tự đánh chìm vào sáng ngày hôm sau. Hải quân Nga rất căng thẳng, mất tinh thần vì họ đã mất hai tàu chiến và hai tuần dương hạm bọc thép, trong khi hải quân Nhật chỉ mất ba tàu phóng lôi.

3. ĐẦU HÀNG

Trong trận đánh đêm, Đô đốc Togo đã cho bộ phận chính yếu của hạm đội mình, gồm các tàu bọc thép nghỉ ngơi. Tới 9:30 sáng hôm sau các tàu Nga đang tìm cách chạy về hướng bắc và bị phát hiện. Tới 10:34, nhận thấy tình hình đã trở nên tuyệt vọng, Đô đốc Negobatov hạ lệnh cho hạm đội đầu hàng bằng cách trương lên lá cờ mang ký hiệu XGE, có nghĩa quốc tế là đầu hàng. Cho tới tận 10:53 quân Nhật mới chấp nhận đầu hàng. Tới đêm ngày 28 tháng 5, các tàu đơn lẻ của Nga còn tiếp tục bị tàu Nhật truy đuổi cho tới khi chúng bị đánh chìm hoặc bị bắt.

4. KẾT QUẢ

Trong trận đánh này Hải quân Nhật đã nhấn chìm Hạm đội Nga: bắn chìm 21 tàu, bắt sống 7 tàu, giết chết gần 4.500 người, bắt sống gần 6.000 binh lính và sỹ quan Nga. Phía Nhật chỉ mất 3 tàu phóng lôi, 117 người chết và hơn 500 người bị thương

III. HỆ QUẢ

Chiến thắng của Hải quân Nhật tại Tsushima là việc 1 quốc gia châu Á lần đầu tiên đánh bại 1 cường quốc Châu âu, buộc Nga phải rút khỏi Mãn châu, công nhận eo biển Tsushima là “vùng ảnh hưởng” của Nhật, đồng ý cho Nhật thuê bán đảo Liêu Đông, cho Nhật quyền kiểm soát Tuyến đường sắt Nam Mãn Châu, từ bỏ chủ quyền của đảo Sakhalin cho Nhật quyền đánh bắt cá. nước Nhật trở thành cường quốc bá chủ Đông Á, Mãn Châu, Triều Tiên
Thất bại của Nga làm Nga mất thế lực ở Viễn Đông và đứng trên bờ vực sụp đổ với cuộc Cách mạng năm 1905.

IV. SỨC MẠNH CHIẾN THẮNG

Nga thất bại không phải do Hải quân yếu ( thậm chí rất mạnh) mà do sự yếu kém của chỉ huy, binh lính, công nghệ và đặc biệt là tinh thần chiến đấu.
Thắng lợi của hải quân Nhật là do họ có những lãnh đạo quyết đoán, cứng rắn, thay đổi công nghệ, có những người chỉ huy tài ba như Đô đốc Togo thông minh, dũng cảm, biết động viên từng người lính chiến đấu với khả năng ở mức cao nhất. Người Nhật thắng lợi bởi ở mỗi binh sĩ và thủy thủ có niềm tin vào chiến thắng và họ tâm niệm vận mệnh dân tộc họ đang nằm trong tay họ và mỗi cố gắng của từng cá nhân có thể quyết định và thay đổi đại cục. Một trong những người lính tham gia trong trận chiến Tsushima vẻ vang nhất của lịch sử chiến tranh trên biển của loài người là Yamamoto Isoroku (Trong trận đánh này ông bị thương khá nặng, bị cụt 2 ngón tay và rất nhiều mảnh đạn pháo găm vào chân ) và sau này ông trở thành đô đốc Yamamoto Isoroku huyền thoại, người đã trực tiếp chỉ huy trân đánh Hawaiian xoá xổ hạm đội 6 Thái bình dương ngay chính tại căn cứ quân sự vững chắc của Mỹ tại hòn đảo Hawaii.

V. BÀI HỌC

Sự tham lam của đế quốc Nga và sự thất bại nhục nhã của họ làm chúng ta liên tưởng tới sự tham lam, hung hăng khoe cơ bắp của TQ ở biên đông hôm nay.
Chưa bao giờ chúng ta tin vào khả năng chiến thắng của TQ nhất là khi họ đối chọi với 1 lực lượng chính nghĩa dày dạn kinh nghiệm chiến trường như Nhật bản, Việt nam và sự đồng lòng của các quốc gia có biên giới sát TQ, có lợi ích bị TQ xâm phạm và sự ủng hộ của các quốc gia, cá nhân tiến bộ trên thế giới. Một kết quả dường như có sẵn chờ TQ nếu họ dám mở đầu chiến tranh.
Việc dành dật, tham lam cho 1 nhóm người thậm chí 1 quốc gia có bao giờ là cao thượng là vẻ đẹp, sao không chọn con đường vinh quang hơn: nhường nhịn, rộng lòng, khiêm tốn và hợp tác vì nhân loại chứ kg còn vì dân tộc?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here