NHỮNG MIỀN ĐẤT THÁNH – PHẦN II: SUY TÀN VÀ SỤP ĐỔ

0
103

PHẦN II: SUY TÀN VÀ SỤP ĐỔ

( Đây là những suy nghĩ cá nhân và không có ý thức xúc phạm thánh thần, tôn giáo, chính trị của bất kỳ quốc gia nào. Rất mong sự thông cảm)

A: SỰ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ AI CẬP

Ai Cập cổ đại đã đạt đến đỉnh cao của quyền lực, giàu có và văn minh nhờ sự trị vì của các pharaoh tài ba như: Tutankhamun, Hatshepsut, Thutmose III, Ramses II và Ramses III nhưng cuối cùng cũng bị suy tàn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Ai cập?
Có thể đúc rút một số nguyên nhân sau:
1. Sự tranh dành quyền lực và những âm mưu hãm hại nhau
Dưới thời Ramses III, Ai Cập kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm Ai Cập, và nhiều khu vực thuộc Sudan, Cyprus, Lebanon, Syria, Israel, Palestine ngày nay. Những trận đánh tiêu diệt các cuộc xâm lăng của “ các dân tộc biển” được khắc trên các bức tường của lăng mộ và đền thờ của ông cho thấy tài năng quân sự của Pharaoh Ramses III.
Tuy nhiên, vị vua được đánh giá là lỗi lạc đã bị vợ của mình, Nữ hoàng Tiye được cùng con trai Pentaweret ám sát nhằm cướp ngôi. Theo ảnh chụp CT xác ướp của Ramses III, ông bị đâm xuyên qua cổ, vết thương sâu đến tận đốt sống cổ khiến nhà vua lỗi lạc của Ai Cập chết chỉ trong khoảnh khắc vào năm 1155 TCN. Sau đó Hoàng hậu và con trai bà bị ép tự sát.
Cái chết của Pharaoh vĩ đại Ramses III cùng những âm mưu hãm hại nhau để tranh dành quyền lực đã mở đầu cho cho sự suy tàn của Ai cập.
2. Quá trình sa mạc hoá cùng việc không coi trọng biện pháp ngăn chặn của nhiều Pharaoh đã biến đổi một Ai cập trù phú thành Ai cập sa mạc khô cằn như ngày nay
3. Dịch bệnh đã cướp đi nhiều sinh lực của đất nước.
4. Tiền bạc và sức mạnh nền kinh tế chỉ tập trung cho việc tạc tượng, đúc quan tài, xây Hầm mộ cho các Pharaoh mà không tập trung cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
5. Nạn đói đã sinh ra các vụ trộm lăng mộ và làm mất uy quyền của Thánh thần và các Pharaoh
6. Bị các đế quốc hùng mạnh xâm lăng và sáp nhập thành tỉnh lỵ của họ
– Năm 525 BC, Ai cập bị quân Ba tư xâm lược và trở thành chư hầu của Ba tư
– Năm 332 BC, Alexander Đại đế chiến thắng quân Ba tư, Ai cập được sáp nhập vào Macedonia (nằm ở Hy Lạp ngày nay).
– Năm 323 TCN, Alexander Đại đế qua đời, Ptolemy Soter, một tướng tài của ông, đã chinh phục Ai Cập và lập ra vương triều Ptolemaic (độc lập với đế chế Macedonia)
– Năm 30 TCN, hoàng đế La Mã Augustus đánh bại quân Ai Cập. Nữ hoàng Cleopatra tự sát sau thất bại. Ai Cập bị sáp nhập vào đế chế La Mã và dần bị “Hy Lạp hóa”.
Hình thành, Phát triển, Vinh quang để rồi suy tàn âu cũng là một quy luật của tự nhiên và xã hội.

B: SỰ SỤP ĐỔ CỦA TÔN GIÁO THÁNH THẦN

Đến với đền đài, lăng mô Ai cập, chúng tôi nhận thức được một thời kỳ tồn tại của thánh thần và tôn giáo thần thánh kéo dài gần 3.000 năm. Từ 5.000 năm về trước, do sự nhận thức thấp kém của con người (thời kỳ đồ đá), những câu chuyện, truyền thuyết, thần thoại với các vị thần linh ra đời và dần được văn học hỗ trở và trở thành một lực lượng tôn giáo, lúc đầu tự phát trong dân, sau đó giới thống trị nhận thức được vai trò linh thiêng nên đã áp dụng thành một Tôn giáo đa thần để cai trị dân. Việc thờ phụng tôn giáo đa thần bước đầu đã giúp các nhà cai trị có sức mạnh cai trị các dân tộc và trị vì đất nước.
Chế độ đa thần tồn tại gần 3.000 năm và dần dần bộc lộ các điểm yếu trong chính sách cai trị, đó là:
– Chế độ đa thần không có học thuyết (không có các cuốn kinh cụ thế)
– Những câu chuyện thần thoại có nhiều điểm mâu thuẫn
– Những vị thần chỉ được xây dựng trên sức mạnh pháp thuật phục vụ mục đích của chính họ mà không được xây dựng trên cơ sở đạo đức vì những người dân.
– Những vị thần bắt dân phải cống nạp, sống xa hoa, dục vọng, dùng phép thuật và sức mạnh tằng tịu với người trần, với vợ của vua chúa tuy tiện…
– Mỗi vị thần được 1 nhóm người thờ phụng nên sức mạnh xã hội bị phân tán không tập trung và nhiều khi còn đối nghịch.
Từ những năm 450 TCN, khi khoa học và triết phát triển, những tư tưởng của chủ nghĩa Duy vật ra đời, nhiều nhà khoa học lớn, vừa là toán học, vừa là nhà triết học như Socratet, Plato, Aristole chỉ tin vào khoa học, không tin vào thánh thần… Cái chết của nhà triết học Socratet với kết luận của giới cầm quyền là: phỉ báng thánh thần cũng không làm lùi bước các nhà khoa học, các nhà triết học lớn như Plato, Aristole và trường phái triết học duy vật sau này. Đây là cơ hội cho sự ra đời của những tôi giáo mới.
Nhận thấy những điểm yếu của chế đa thần, các nhà học thuyết đã xây dựng những học thuyết tôn giáo của chế độ độc thần với các tiêu chí:
– Có học thuyết đó chính là những cuốn kinh.
– Chỉ có 1 thần.
– Có tinh thần hi sinh vì dân, không bắt dân dâng lễ tế, cống nạp,
– Đạo đức trong sáng thoát dục
– Dạy cho người dân đạo đức, cách sống
Và với những điểm mạnh này các tôn giáo ra đời sau này thật sự có sức mạnh và cuốn hút, hiệu triệu được người dân. Tuy nhiên sự truyền đạo và những tư tưởng mới không dễ dàng. Những ngày đầu ra đời của đạo do thái, đạo thiên chúa gặp phải sự phản kháng mãnh liệt của tôn giáo đa thần và giới cầm quyền bản địa. Nhiều người bị kết tội là phỉ báng thánh thần, gây nguy hiểm chính trị…Chúa Giesu bị chế độ la mã kết tội phản quốc và bị chính quyền đóng đinh hành hình… những cuộc đàn áp đẫm máu với những người có tư tưởng mới ở La mã và các nơi khác

Năm 312, Hoàng đế Constantinus vĩ đại của La mã nhìn thấy dấu hiệu thập giá trên đường chinh phạt, ông cho thêu dấu hiệu ấy lên cờ trận của mình và chiến thắng. Constantinus cho rằng chiến thắng có được là nhờ sự phù hộ của Chúa Trời. Trở về, dù vẫn theo tôn giáo cũ, nhưng ông bắt đầu tự xem mình là một giáo đồ Ki-tô giáo.
Và năm 313, Constantinus ra sắc lệnh Milan, bãi bỏ toàn bộ các hình thức trừng phạt dành cho giáo dân áp dụng trước đó, đồng thời trả lại toàn bộ tài sản bị tịch thu cho Giáo hội và tự xem mình là người lãnh đạo toàn thể tín đồ, và được coi là Giáo hoàng đầu tiên. Tuy nhiên sức mạnh của giáo hội chỉ thể hiện vào năm 323 khi Hoàng đế Licinius, trị vì phía tây Hilap vi phạm Sắc lệnh Milan, Constantinus tiến quân, đánh bại, bắt sống và xử tử Licinius. Khi đó La Mã chỉ còn một hoàng đế duy nhất và Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của toàn đế quốc. Thiên Chúa giáo được nâng đỡ từ đó về tài chính đến địa vị.
La mã đã chuyển đổi từ chế độ đa thần sang chế độc độc thần. Được sự hỗ trợ của chính quyền về tài chính, quân sự, Kito giáo đã được đứng vững và trở thành thống trị về tôn giáo. Các đền thờ thần linh bị bỏ hoang, cấm thờ tế trở thành những địa điểm du lịch.
Khi đội quân La mã tiến vào Ai cập và biến Ai cập thành một tỉnh của La mã thì cũng như ở La mã, đạo Kito thay thế các tôn giáo khác, các đền thờ bị biến thành nơi ở, nhà bếp và hoang tàn cho đến ngày nay.
Ngày nay, trên thế giới vẫn có rất nhiều tôn giáo, mạnh nhất là đạo Thiên chúa với tỷ lệ 36% dân số, đạo hồi với tỷ lệ 28% và đạo phật chiếm tỷ lệ 6%… và người không theo tôn giáo nào chiếm 7%. Nhìn từ 1 góc độ khác thì sự tồn tại của các tôn giáo khác nhau trên thế giới cũng chính là chế độ đa tôn giáo của xã hội loài người.
Những cuộc chiến tranh tôn giáo và đặc biệt là những cuộc Thập tự chinh cho thấy những mâu thuẫn tiềm tàng giữa các tôn giáo.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu có sự dịch chuyển từ chế độ đa tôn giáo sang chế độ độc tôn giáo (5.000-10.000 năm sau hoặc lâu hơn nữa.)? Câu hỏi rất khó và tôi phải nhờ Trí tuệ nhân tạo để biết: Trong tương lai, 2 đạo lớn như Thiên chúa giáo và Đạo hồi sẽ tăng về số lượng nhưng tỷ lệ sẽ giảm đi. Đạo do thái vẫn là đạo có sức mạnh và cùng với đạo Phật, đạo Hindu… tăng về số lượng, giảm về tỷ lệ. Một số đạo sẽ có sự sáp nhập…Các đạo sẽ có sự bổ sung về mặt lý luận. Số lượng và tỷ lệ người không theo đạo tăng lên, tập trung ở Châu âu và Mỹ.
Như vậy, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuận và thời gian, Tôn giáo sẽ có sự thay đổi và giảm dần, người tự do sẽ tăng về số lượng và tỷ lệ.

PHẦN III: AI CẬP HIỆN ĐẠI
Ngày 28/4/2023

Ngày cuối ở Ai cập, ngày chúng tôi thăm kênh đào Suez, một dòng kênh vĩ đại do con người đào để kết nối 2 Đại dương lớn, nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ.

Từ thế kỷ 19, người Ai cập đã đào kênh nối sông Nile với biển đỏ nhưng con kênh rất nông không phát huy vài trò. Vào TK 18 AD, Napoleon, khi chiếm đóng Ai cập đã mong muốn xây 1 con kênh nối Biển đỏ với Đia Trung Hải nhưng do các kỹ sư của ông tính sai về mực nước nên Napoleon không cho làm.
Năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào để xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli.
Kênh đào được thi công và hoàn thiện trong 11 năm nhờ những lao động khổ sai người Ai Cập. đã có 120.000 người đã bỏ mạng để kênh đào Suez ra đời.
Chúng tôi đi xe 4 giờ, từ cairo về cửa biển để xem kênh đào suez nhưng chẳng xem được gì vì sau sự cố tàu Ever Given làm Suez ngừng hoạt động gây tổn thất lớn cho Ai cập và thế giới. Cho dù doanh thu của Suez 1 năm chỉ 7 tỷ usd nhưng 1 ngày dừng lại của nó gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 9 tỷ usd. Hiện nay, quân đội Ai cập quản lý rất chặt chẽ kênh đào Suez, không có sự tham quan hay tiếp xức gần với bờ sông của kênh đào.
Ai cập ngày nay có số dân tương đương VN, khoảng trên 102 tr dân, Tổng GDP danh nghĩa khoảng 390 tỷ usd thấp hơn Việt nam
Nếu như Ai cập cổ đại là sự vĩ đại và là niềm tự hào của loài người thì Ai cập ngày nay, có thể nói 1 từ là: rất tệ và có thể đúc kết thành 6 từ: Xấu, bẩn, khô, ma, thiếu quản lý, rẻ

Xấu: trước hết là thành phố Cairo và tất cà các thành phố khác dù có quy hoạch nhưng rất xấu. Những toà nhà nhỏ, thấp tầng, hệ số xây dựng thấp, bên ngoài không tô trát, để nguyên gạch với lối kiến trúc tự do, rất ít sử dụng kính đã làm thành phố rất xấu.
Bẩn: Ngoài đường bụi, rác bay mù trời
Khô: Cairo rất ít cây xanh và thành phố trở nên khô cằn
Ma: Có rất nhiều các toà nhà xây dựng dở dang rồi bỏ lại. Có khoảng 300 công tình lớn trên 30 tr usd, lãnh đạo trước cho phép xây dựng, lãnh đạo sau thông báo vi phạm và các nhà đầu tư dừng lại, rút và bỏ công trình. Có rất nhiều toà nhà ban đêm chỉ có vài căn có ánh sáng… những toà nhà hoang tàn, không người ở làm cho Cairo như thành phố ma.
Thiếu quản lý: Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy xe taxi dừng lại giữ đường đón khách, không cần ghé sát vào lề. Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy những toà nhà xây dựng bên ngoài không tô trát… Những người hướng dẫn viên giải thích: Người dân và chủ đầu tư Ai Cập cố tình không hoàn thiện để không phải đóng thuế và đóng thuế chỉ thực hiện khi căn nhà hoàn thành. Chúng tôi nghĩ: Xử lý việc này thật là dễ, chỉ cần không cung cấp điện nước và phạt khi chưa có giấy phép hoàn công mà vào ở là xong. Vậy nhưng chính quyền Ai cập thật sự yếu kém trong công tác quản lý.
Rẻ: Giá cả hàng hoá của Aicập rất rẻ, đi ngoài chợ, ngoài đường chúng tôi được chào mời: 1 đô la cho rất nhiều loại hàng hoá, từ cái khăn trản bàn, tới 1 bức tượng. Những người hướng dẫn dặn chúng tôi: Nếu người Ai cập chào 10 usd thì các bạn chỉ trả giá 1 usd thôi…
Văn hoá: tệ nhất là khi giúp du khách 1 việc thì người Ai cập chìa tay xin: One dolar, điều này làm cho văn hoá và hình ảnh dân tộc sa sút…
Nhưng cái tệ nhất có lẽ là chính quyền Ai cập, người đã để cho nhân dân mình khổ cực và điêu tàn

Chiều 28/4/2023, chúng tôi tạm biệt Ai cập để đến với Israel. Chúng tôi không bay thẳng mà phải bay vòng qua Jodan, có lẽ do quan hệ của Ai cập và Israel chưa hoàn toàn thân thiện.

Chiếc máy bay vút lên bầu trời để lại nhiều cảm xúc.
Tạm biệt Ai cập, tạm biệt 1 nền văn minh vĩ đại của loài người, xin cảm ơn đất nước Ai Cập đã cho chúng tôi những trải nghiệm, những giờ phút về với lịch sử cổ đại.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here