Ngày 29/4/2023
Chuyến bay của hàng hàng không Jodan đưa chúng tôi từ Cairo, transit qua Aman-Jordan đến Israel, miền đất thánh địa vào 1h sáng ngày 29/4, từ trên cao nhìn xuống và trên đường về khách sạn ở TP Tel Aviv, cảm nhận đầu tiên về Israel là một đất nước có kiến trúc quy hoạch hiện đại, đẹp và khác hẳn với Ai cập…
A: ISRAEL, KHÁT VỌNG VÀ Ý CHÍ DÂN TỘC
Sau giấc ngủ ngắn, chúng tôi thức dậy lúc 8h (12h VN) để 9h đến Jerusalem, miền đất thánh.
Theo các cuốn sách thánh của 3 đạo: Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo thì cả 3 tôn giáo có chung nguồn gốc từ Abraham là hệ độc thần giáo đầu tiên của loài người.
Cả 3 đạo đều cho rằng Jerusalem chính là đất thánh của mình và những cuộc chiến tranh dành lãnh địa, đất thiêng, đã xảy ra đẫm máu. Thành phố Jerusalem đã bị tấn công 52 lần, bị chiếm 44 lần và 2 lần bị phá huỷ. 9 cuộc chiến thập tự chinh lúc thắng, lúc thua cùng với sự mâu thuẫn sâu sắc của Đạo thiên chúa, Đạo hồi và Đạo do thái, của 2 nhà nước: Israel và Palestin đã và sẽ là mầm mống âm ỉ của các cuộc chiến sau này.
Người Do Thái cho rằng Jerusalem là thánh địa của họ. Từ 3.350 năm trước Thánh Moses đã rẽ nước biển đưa dân tộc Do Thái vượt biển rời Ai cập đến Jerusalem và sau đó Vua David đã xây đền thờ đầu tiên và thành phố này.
Cơ đốc giáo thì cho rằng: Chúa Giesu đã hành đạo và đóng đinh ở đây và đây là cội nguồn của Thiên chúa giáo.
Người Hồi giáo thì cho rằng Jerusalem là thánh địa thứ 3 của họ ( sau Mecca và Medina tại Ả rập Xe út). Nhà tiên tri Muhammad hành hương từ thánh địa Mecca tới Jerusalem và cầu nguyện ở đền thờ mái vòm bằng vàng Dom of the Rock rồi bay lên trời trên con ngựa có cánh.
Dân tộc Do thái ra đời hơn 2.000 năm nhưng chưa hề có Đất nước. Phải trở về Jerusalem, phải có Quốc gia của mình là khát vọng của những người Do Thái luôn bị đàn áp.
Cuối thế kỷ 19, phong trào “ Phục quốc Do Thái” ra đời với Chủ nghĩa Zion cùng mục đích bảo vệ lợi ích người Do Thái và thành lập quốc gia Do Thái.
Năm 1896, Theodor Herzl (1860–1904), xuất bản cuốn Quốc gia Do Thái (Der Judenstaat) và kêu gọi thành lập một nhà nước Do Thái. Đây là cách duy nhất để bảo vệ người Do Thái, đồng thời ông cho triệu tập Hội nghị Zion quốc tế đầu tiên ở Thụy Sĩ và đề nghị chính phủ Ottoman nhượng đất để thành lập Nhà nước Do Thái, nhưng chính phủ Ottoman không đồng. Lời kêu gọi của ông hiệu triệu sự thiêng liêng trong trái tim mỗi người Do Thái nhưng ngay lập tức chủ nghĩa “ Bài Do Thái” phản kháng quyết liệt và phát triển mạnh ở Châu âu.
Ngày 20/1/1942, 15 cán bộ cao cấp của Đức quốc xã đã họp trong 1 căn villa gần thủ đô Berlin để tìm giải pháp cho “Vấn đề Do Thái” và quyết định huỷ diệt dân tộc này. Từ năm 1941-1945, nạn diệt chủng Holocaust đã giết 6 tr người Do Thái và 5 tr người bị giết do nhầm tưởng họ là Do Thái. Những người đã đọc những cuốn sách chiến tranh của Liên xô ngày xưa sẽ nhớ lại những cuộc thảm sát người Do Thái rùng rợn, quy mô, có tổ chức của Phát xít Đức. Sau khi lùng bắt người Do Thái, lính đức bắt họ đào 1 cái hố to rồi bắt họ xếp hàng trước miệng hố và xả súng bắn. Xác của người Do Thái lớp này đến lớp kia chất đống. Tàn ác hơn, lính Đức đưa hàng ngàn người Do Thái vào trại tập trung rồi xả hơi độc… Hễ ở đâu có người Do Thái là truy lùng, ai không khai cũng bị giết. Hễ là người Do Thái thì bị giết…
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Do Thái ở Nga, ở châu âu tìm mọi cách trở về cội nguồn của mình với ước mong mãnh liệt: Phải có 1 nhà nước Do Thái để bảo vệ chính họ. Mâu thuẫn và xung đột đã xảy với người Do Thái và người Hồi giáo trên mảnh đất Jerusalem.
Nước Anh khi đó đang cai trị vùng đất này đã bế tắc trong việc giải quyết xung đột giữa người Do Thái di cư theo ‘Chủ nghĩa phục quốc Do Thái’ và người Ả Rập bản địa và xung đột ngày càng tăng. Liên Hợp Quốc buộc phải tham gia. Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định thông qua phương án phân Lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước mới, một của người Ả Rập và một của người Do Thái, trong khi khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của Liên Hợp Quốc dưới hình thức là một chính thể quốc tế. Thời điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh Quốc tại Palestine được ấn định là vào nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Người Do Thái chấp thuận theo sự sắp xếp của Liên Hợp Quốc, nhưng người Ả Rập phản đối mãnh liệt, họ cho rằng việc phân định, chia cắt lãnh thổ lâu đời của cộng đồng người Ả Rập là hành vi cướp đất theo kiểu “Thực dân châu Âu”.
Đúng ngày 14/5/1948, Trong buổi lễ tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv, Chủ tịch Cục Sự vụ Do Thái (Jewish Agency) David Ben-Gurion tuyên bố:
– “Chúng tôi qua đây tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine, với tên gọi Israel”,
Cả đám đông trong Bảo tàng vỗ tay kinh ngạc và òa khóc. Ben-Gurion trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel, nhà nước Do Thái đầu tiên trong suốt 2.000 năm không Tổ quốc. Ngay lập tức Mỹ thừa nhận nhà nước Israel và cũng ngay trong đêm, Ai cập tấn công người Do Thái và sau đó, Liên minh quân đội giữa các quốc gia Ả Rập chính thức tuyên bố chiến tranh với mục tiêu xóa sổ nhà nước Israel. Từ đó những cuộc chiến tranh, những xung đột vũ trang xảy ra cho đến tận bây giờ.
Lãnh thổ của Israel được mở rộng nhờ cuộc chiến tranh 6 ngày, một cuộc chiến mà người Israel lấy ít đánh nhiều, lấy chủ động đánh bị động.
Như tôi đã viết trong bài “ Trí tuệ và sức mạnh” ngày 18/6/2020, trận chiến 6 ngày được mở màn bằng cuộc tấn công không quân Forcus ( Không kích Sinai) diễn ra lúc 7h45 phút ngày 5/6/1967. Đây là cuộc tấn công oanh liệt nhất trong lịch sử không quân thế giới và hiệu quả nhất trong lịch sử quân sự của loài người. Bằng phương pháp nghi binh, Israel để lại 12 máy bay ở hậu phương và tung 184 máy bay còn lại đánh phá bất ngờ các sân bay của Ai cập, Syria, Iraq, Jordan. Mỗi máy bay bay 3-4 ca/ngày. Sau khi huỷ diệt hơn 450 máy bay liên minh, phá hỏng và gim bom nổ chậm vào các đường băng của các sân bay liên minh, từ ngày 6/6 Không quân Israel đã hỗ trợ cho bộ binh thực hiện cuộc tấn công 6 ngày. Nguyên soái của Ai cập bạc nhược ra lệnh cho quân đội rút lui khi lực lượng còn mạnh hơn Quân đội Israel nhiều lần. Quân đội Israel không truy đuổi mà vượt lên trước chiếm lĩnh các ngọn đèo, chờ quân Ai cập đến và tiêu diệt. Israel với dân số 9,2 tr chỉ bằng 1/18 dân số của các nước liên quân Arap, vũ khí bằng 1/5 số vũ khí của Liên quân nhưng đã đánh tan và làm suy yếu liên quân.
Chiến dịch 6 ngày chiến thắng và lãnh thổ của Israel mở rộng cả phía đông và phía tây, có nơi tới 300 km bảo đảm cho Israel 1 thế phòng thủ vững chắc trước vòng vây của các nước Arap sau này.
Thất bại nặng nề, lãnh đạo các nước Ả Rập không thừa nhận sự yếu kém của mình mà đổ lỗi cho chất lượng vũ khí Liên Xô kém. Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Beirut, Asimov, nói với Tổng thống Sirya Kh. Assad:
“Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ)”
Phải nói thêm là, khi đó Liên xô cung cấp cho ta chưa phải vũ khí hiện đại nhất, số lượng ít hơn nhiều so với Ai Cập, Syria thế nhưng Việt nam đã đánh bại 1 cường quốc mạnh nhất thế giới có dân số và số quân đông hơn rất nhiều. Còn Ai cập được cấp vũ khí rất khổng lồ, hiện đại…để đánh 1 nước đàn em về dân số, chỉ bằng 1/11 của mình nhưng lúc nào cũng thua.
Chê bai vũ khí của Liên xô nhưng năm 1971, Ai cập và liên minh Ả rập đề nghị Nga bán Mig 25, một vũ khí mà vào thời đó các máy bay, tên lửa của Ai cập không thể tiếp cận. Vì không muốn Ai cập dấn sâu vào cuộc chiến, Nga không đồng ý viện trợ, Tổng thống Ai cập Sadat đã yêu cầu các chuyên gia Liên xô phải về nước.
Ôm hận và âm mưu phục thù, từ 6 tháng 10 năm 1973 cho tới 26 tháng 10 năm 1973, Liên minh các quốc gia Ả Rập dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria đã thực hiện cuộc chiến tấn công bất ngờ Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ thiêng liêng của người Do Thái.
Liên minh với lực lượng đông hơn rất nhiều đã chủ động tấn công từ nhiều hướng ép lại. Ai cập tấn công từ hướng Tây nam, Syria tấn công từ Đông bắc, Jodan từ hướng đông ngoài ra quân Iraq cũng dọc theo hướng Đông bắc mà tấn công. Hướng biển, Hải quân Ai cập và Syria ép vào. Israel bị tấn công bất ngời từ nhiều hướng, nữ Thủ tướng Israel bối rối và có ý định dùng bom nguyên tử. Biết được điều đó Liên xô đã cho 1 chiếc Mig 25 bay lượn vòng trên bầu trời Israel để cảnh báo. Với tốc độ 3.700 km/2, máy bay và tên lửa của Israel không đuổi kịp. Cuối cùng Israel không dùng vũ khí hạt nhận để huỷ diệt chính mình.
Ai cập dành được những chiến thắng lớn ngay từ đầu, tuy nhiên khi đang chiến thắng, Tổng thống Ai cập Sadat cho rằng đã “hoàn thành vượt mức” kế hoạch đặt ra trước chiến tranh, quân Israel đã thiệt hại quá nặng nên ông cho rằng không cần phải tiếp tục tấn công nữa. Đây là 1 quyết định sai lầm to lớn, tạo điều kiện cho quân đội Israel hồi phục, phản công và dành những chiến thắng. Ở mặt trận cao nguyên Golan quân Syria ban đầu cũng dành được 1 số thắng lợi nhỏ nhưng cũng vì quá cẩn trọng mà mất đi cơ hội và để Israel phản côn tớí cách thủ đô chỉ 40 km và chỉ lúc này đội quân tưởng chừng yếu kém của Syria đã ngoan cường chiến đấu và đấy lui quân đội Israel.
Ở hướng biển, Hải quân Israel đã gây thiệt hại nặng nề cho Hải quân Syria.
Dù phản công chiến thắng nhưng Israel mất mát quá lớn. Nhận thấy nếu cứ tiếp tục chiến đấu với đội quân đông hơn mình kéo dài thì một ngày thắng sẽ thành thua. Israel nhanh chóng đồng ý và đàm phán và ký hiệp ước Hoà bình. Israel trao trả lại bán đảo Sinai cho Ai cập và Ai cập công nhận Israel là 1 quốc gia độc lập. Syria không ký vì Israel không trả lại cho họ phần đất bị chiếm đóng cho họ.
Tổng thống Ai cập đã phản bội đồng minh. Chỉ còn 1 mình, Syria không đủ sức chống lại Israel. Sau đó Tổng thống Ai cập Sadat bị ám sát, Ai cập bị khai trừ khỏi Liên đoàn Ả rập và tàn tạ.
Diện tích của Israel được mở rộng và định hình đến hôm nay.
B: ISRAEL HÔM NAY
Với 9,6 tr dân, GDP danh nghĩa gần 400 tỷ usd, bình quân đầu người 42.000 usd Israel, công nghệ cao, dịch vụ và du lịch chiếm tỷ trọng lớn, Israel hôm nay đẹp về kiến trúc, sạch sẽ và tín ngưỡng.
Aviv, hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi thăm Jerusalem, thành phố cổ kính, thật đẹp. Những khu nhà, những mái vòm vàng của nhà thờ hồi giáo cùng những tháp nhà thờ vươn lên nền trời xanh trong cơn gió lành lạnh thật dễ chịu.
Chúng tôi theo những con đường cổ bé nhỏ, lượn vòng theo cung bậc địa chất cao thấp, bước từng bậc trên những viên đá cổ hàng ngàn năm. Cho dù những người thợ, những kiến trúc sư xưa kia cố tình tạo bề mặt sần sùi tạo độ nhám các bậc cấp, các mặt đá nhưng vết chân người qua năm tháng đã mài nhẵn, mòn vẹt và lõm xuống cả chục cm… thế mới biết lượng người tới đây đông tới mức nào.
Địa danh đầu tiên mà chúng tôi đến là Nhà thờ Mộ Thánh ( Church of the Holy Sepulchre), nơi đây có câu chuyện mô tả chúa Giesu bị Quân La Mã bắt và sau đó bị đóng đinh với 3 bức tranh: Chúa bị đóng đinh, chúa được đưa xuống và Chúa được các con chiên làm thủ tục mai táng, một ngôi mộ đá to như 1 căn nhà nhỏ là nơi chôn chúa Giesu. Cũng muốn ghé vào xem 1 chút nhưng người xếp hàng đông quá mà thời gian thì không đủ nên chúng tôi di chuyển đến thăm ngôi nhà
có bữa ăn cuối cùng của ngài…
Tiếp tục theo những con đường cổ, chúng tôi đến khu vực thiêng liêng nhất của người Do Thái, Bức tường than khóc.
Khoảng năm 19 trước CN, Herod Đại đế cho xây dựng một công trình vĩ đại tại Núi Đền. Đó là Đền thờ của Solomon. Năm 586 đền bị quân Babilon tàn phá. Đến năm 516, đền được xây lại để dâng cho chúa. Năm 70 AC Đền lại bị phá bởi quân La Mã và chỉ còn sót lại bức tường. Xót thương cho dân tộc, những người Do Thái tới đây cầu nguyện và than khóc hàng ngày. Một phong tục thiêng liêng của người Do Thái là viết một lời cầu nguyện trên một mảnh giấy và đặt mảnh giấy trong một khe ở một hốc trong bức tường và cầu nguyện.
Tiến về phía bức tường, nam đi hướng bên trái, nữ bên phải. Đối với nam, tất cả phải đội mũ sợ chúa Kippah ( 1 miếng vải tròn to bằng bàn tay và phải đội lên đầu để tỏ lòng tôn kính Đức chúa trời), ai không có thì được phát. Tôi đội mũ nên không phải đội miếng vải. Nhìn ông con trai và ông con rể lơ ngơ đội Kippah, thỉnh thoảng sờ lên đầu sợ gió bay mà cười. Không hiểu sao người Do Thái đội Kippah cả ngày mà không rơi. Có rất nhiều người cầm cuốn sách và đọc kinh cầu nguyện. Khi cầu nguyện họ lắc lư, gật gù và sau này chúng tôi cũng nhìn thấy những người Do Thái lắc lư, gật gù trong nhà hàng, trước bữa ăn. Ở đây chúng tôi gặp rất nhiều lính, họ vào đây cũng cụng đầu vào tường, lắc lư, gật gù rất thành kính. Tôi có dịp quan sát những người theo đạo Do Thái gốc. Nếu người theo Đạo hồi mặc áo thụng trắng thì người Do Thái mặc com lê đen, phía 2 túi quần có 2 chùm dây, đầu đội mũ phớt đen, 2 cuộn tóc dài 2 bên và râu ria để xồm xoàm. Aviv nói, những người sùng đạo mặc trang phục đó quanh năm và chỉ cởi ra khi đi ngủ.
Nhập gia, tuỳ tục. Tôi cũng đưa bàn tay phải đặt lên bức tường ngiêm túc cầu nguyện 1 điều duy nhất: Cầu cho đất nước Việt nam giàu mạnh. Khi tôi nói ý nghĩa lời nguyện cầu thì Aviv gật đầu và nói:
– Amen.
À thì ra Amen là câu khẩn cầu tới thánh thần lời nguyện của mình.
Do thời gian không còn nên chúng tôi không kịp vào trong Thánh đường Al Aqsa và Dome of The Rock, một thánh đường uy nghiêm của người Hồi giáo. Thánh đường Al Aqsa và Dome of The Rock được xây vào năm 690 AC có hình bát giác phía trên là 1 mái vòm mạ vàng theo kiến trúc hồi giáo. Đây là nơi được tím đồ Hồi giáo rất tôn thờ vì nhà tiên tri Mohammad đã đến đây và bay lên thiêng đàng trên con ngựa có cánh…
Aviv cho biết, ở Israel, có 75% theo Đạo Do Thái, 18% theo Đạo Hồi, 2% theo đạo Thiên chúa và 5% còn lại theo các Đạo khác hoặc không theo Đạo. Một tỷ lệ rất tập trung cho ý chí dân tộc của Israel. Hơn nữa ý chí này mạnh mẽ, tự nguyện, không nửa vời, đổi thay hay tự do chủ nghĩa như các phong trào đình công ở Pháp ở Châu âu ( Viết đến đây tôi hình dung một người chuẩn bị chửi mình)…và cũng không nửa tin nửa ngờ hay thực hiện chỉ vì là nghĩa vụ như một số nước khác.
Aviv đưa chúng tôi đến rất nhiều điểm tham quan đẹp. Chúng tôi vào 1 cửa hàng bán đồ cổ. Ngắm nhìn những đồ vật bằng sắt, đồng, gốm, thuỷ tinh của hàng ngàn năm về trước và tôi mua 1 chiếc bình cổ nhỏ thời đồ đồng có tuổi thọ 3.790 về trước với giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước.
Trời về chiều, chúng tôi bước xuống xe ngắm nhìn những ngọn đồi có những căn nhà vươn lên trên nền trời xanh thẳm, những cơn gió ùa tới lành lạnh. Trước khi đi chúng tôi nghĩ, Israel là đất nước có nhiệt độ cao, không ngờ sang đây được gặp không khí lạnh như ở Dalat mà thấy gần gũi.
Ngày 1/5/2023
Chúng tôi dậy sớm để 8h đi thăm những Công ty nông nghiệp, nơi có kỹ nghệ trồng, tưới tiêu, chăm sóc và quản lý với công nghệ cao. Đây là mục đích quan trọng của chuyến đi.
Có thể tóm tắt quá trình phát triển nông nghiệp và hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel như sau:
Sau nạn diệt chủng và khi nhà nước của dân tộc Do Thái ra đời, rất nhiều người Do Thái từ Liên xô cũ và châu âu tìm đường trở về cội nguồn trong đó có rất nhiều nhà khoa học, người có học thức cao, điều này không chỉ bổ sung dân số cho Israel mà còn là 1 lượng dân số có tri thức cao. Trong 9,6 tr dân thì có hơn 1 tr người là người Liên xô cũ. Khát vọng xây dựng một đất nước tươi đẹp của người Do Thái, họ đã làm việc hết mình và mang mô hình Hợp tác xã của Liên xô áp dụng cho khu vực nông nghiệp và hình thành những kibbutz làm ăn tập thể. Mỗi Kibbutz có khoảng 40-1.000 lao động, nếu tính cả con cái thì có khoảng 500-600 người/Kibbutz. Ngày nay có khoảng 300 Kibbutz.
Do Israel môi trường tự nhiên không thuận lợi, sự thiếu kinh nghiệm canh tác, đất đai hoang hóa hàng thế kỷ, thiếu nguồn nước, thiếu vốn… Người Israel nghĩ tới việc phải sử dụng nguồn nước 1 cách hiệu quả, phải cải tạo đất. Họ đã có rất nhiều biện pháp để cải tạo vùng đất hoang hoá, sỏi đá của ông cha như trồng cây xanh, cấm chặt cây xanh…Các nhà khoa học cho biết: Quay về 100 năm trước thì chỉ có Israel là đất nước duy nhất trồng được nhiều cây hơn là chặt phá…
Về sử dụng nước tưới, trước hết chỉ được dùng nước thải sinh hoạt và công nghiệp sau xử lý để tưới cho cây. Nước được tập trung vào 1 cái hồ, từ đó dẫn vào ruộng hoà trộn với phân rồi dẫn ra ruộng bằng hệ thống tưới tiêu tự động, nhỏ giọt rất tiết kiệm nước và rất hiệu quả.
Xe chạy về hướng Bắc Israel, sau 1 tiếng rưỡi thì đến vùng Gvat. Giám đốc kinh doanh công ty Rivulis cùng 2 kỹ sư đón và đưa chúng tôi ra 1 cánh đồng. Nhìn cách đồng hàng lối thẳng tắp xa bạt ngàn, rộng hàng ngàn ha mà khâm phục. Xe dừng ở một trung tâm điều khiển, người giám đốc kinh doanh giới thiệu về trung tâm điều khiển hết sức thú vị:
Trước hết là Hồ chứa nước thải sau xử lý. Từ hồ, nước được bơm lên, hoà với nước phân rồi dẫn ra ruộng theo những ống nhựa dẹt, to bằng ngón tay cái dọc theo các hàng cây. Trên sợi dây có đục những lỗ nhỏ to hơn đầu kim vừa đủ để “ nhỏ giọt” nước. Các lỗ thoát nước cách nhau khoảng 20-30 cm. Trong sợi dây, tại vị trí các lỗ, người ta gắn những thiết bị thông minh bằng nhựa để điều khiển lượng nước theo nguyên tắc nhỏ giọt. Có nhiều loại ống khác nhau cho những loại cây khác nhau. Trên cách đồng có lắp những sensor theo khoảng cách để báo lên vệ tinh những thông số về việc thiếu thừa độ ẩm, những thành phần hữu cơ cần thiết của đất, của cây. Có 1 trung tâm điều khiển, có thùng đựng phân, dường dần nước dẫn phân rất đơn giản. Một máy tính ngoài trời để tiếp nhận thông tin tự động hàng ngày từ các sensor trên cánh đồng. Có 1 phin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho máy tính…Khi các sensor báo những khu vữc thiếu nước, thiếu khoáng chất lên vệ tinh, lập tức máy tính hoạt động và tự động điều khiển việc cung cấp phân và nước. Một hệ thống khác thu gom những giọt nước thừa và trong thực tế người Israel đã thu hồi được 40% lượng nước và phân tưới tiêu. Những việc cần thiết hoặc phức tạp sẽ được máy tính sẽ báo động vào điện thoại của người quản lý và việc tưới tiêu của người nông dân chỉ bằng điện thoại di động.
Chúng tôi trở về văn phòng của Rivulis nghe giới thiệu: Công ty có 7.000 công nhân nông nghiệp (nông dân) và có chi nhánh trên 35 nước với 24 nhà máy. Doanh số hàng năm là 750 tr usd, trước đây hoạt động theo mô hình HTX Kibbutz, những năm gần đây bán lại cho Tamases của chính phủ Singapore.
Tại đây chúng tôi được nghe quy trình 3 giai đoạn của nộng nghiệp hiện đại.
Thứ nhất: Nghiên cưau đất đai: Trước hết các kỹ sư khoan xuống đất, nghiên cứu thổ nhưỡng, phân tích địa chất, tìm hiểu khí hậu, lượng mưa… đưa và bảng phân tích tìm loại cây trồng phù hợp và đánh giá hiệu quả các loại cây trồng trong tình hình thị trường hiện tại và dự báo 5-10 năm.
Thứ 2: Làm đất, rải dây tưới nhỏ giọt, đặt sensor, lập hệ thống trung tâm với quy trình 2 ngày các sensor tự động báo cáo 1 lần
Thứ 3: Quản trị bằng máy tính và dùng máy thu hoạch.
Với quy trình này, 4 người có thể quản trĩ được 2.000 ha. Thật đáng để học.
Chúng tôi được bạn mời ăn bữa cơm nông dân, cũng xếp hàng cầm khay nhựa, chìa ra cho nhân viên bếp xúc thức ăn. Đồ ăn rất ngon, nông dân Israel sang trọng như người làm văn phòng. Cắn miếng đùi gà ngon mà thấy thương nông dân VN. Ở đây, nông dân đây thu nhập 100 usd/ngày.
Chúng tôi sang đơn vị thứ 2, một nhà máy sản xuất các thiết bị tưới nhỏ giọt. Phó GĐ Cty, người tiếp mời chúng tôi đưa chúng tôi đi giới thiệu dây chuyền sản xuất các thiết bị tưới nhỏ giọt với tốc độ 100-300 m/ phút từ khâu làm thiết bị cảm ứng bé nhỏ đến việc gắn cảm ứng trong lòng ống dẫn… Tự động hoá 100%, mấy chục con Robot không có 1 người làm
Tiếp tục, chúng tôi sang đơn vị thứ 3, đây là HTX có quy mô lớn nhất Israel với doanh thu 1 tỷ usd, doanh nghiệp đã bán cổ phần cho đối tác Mỹ. Đây chính là đơn vị giúp cho VN xây dựng khu Nông nghiệp cao ở Long thành. Giám đốc Marketing và giám đốc phụ trách khu vực châu Á sau khi giới thiệu, đưa chúng tôi đi giới thiệu các mô hình nông nghiệp. Rất thú vị khi thấy trong nhà kính có Robot thay ong thụ phấn cho hoa…và quả ớt xanh to bằng bắp tay dài 30 cm.
Tạm biệt 3 đơn với cảm giác trăn trở. Đến bao giờ người nông dân VN tưới cây bằng những giọt nước nhỏ giọt chứ không phải bơm ngập ruộng đến bị úng rồi sau vài ngày là nắng, là hạn là thiếu nước, bao giờ họ tưới cây bằng ngồi trên bàn uống ly cafe enter điện thoại, bao giờ bữa ăn của họ có những miếng thịt gà, cá ngon đến thế, bao giờ họ ăn mặc sạch sẽ như nhân viên văn phòng… và vì sao VN không soan thảo 1 bộ luật nông nghiệp, bắt buộc người nông dân phải giàu, phải canh tác theo quy chuẩn, từ bỏ những thói quen cũ và vai trò chủ động của nhà nước, của bộ NN, bộ KHCN và chính quyền các tỉnh thành ở đâu? Sao người ta làm được mình không làm được, sao nông dân của họ sướng mà nông dân của minh còn rất khổ…
Buổi chiều tối, cả nhà ăn cơm bên bờ biển của TP Tel Aviv. TP rất đẹp, những món ăn rất ngon, vang trắng của Israel cũng rất ngon. Tuy nhiên mọi dich vụ, giá cả ở đây rất đắt đỏ, đắt hơn ở Mỹ và đắt gấp khoảng 8-10 lần ở Ai cập. Một bữa ăn trưa ở Ai cập chỉ 10 usd/người nhưng 1 bữa ăn trưa tương đương đồ ăn ở Israel khoảng từ 60-90 usd/người. Thuê xe 1 lái xe, 1 hướng dẫn viên 1 ngày 10 h khoảng 100-150 usd. Ở Israel, Thuê xe 10h, lái xe kiêm hướng dẫn viên hết 950 usd.
Và có lẽ việc để giá sinh hoạt cao, mức lương cao cũng giúp cho GDP danh nghĩa của Israel rất cao.
Ngày 2/5/2023
Trước giờ về VN, chúng tôi đến thăm biển chết, vùng biển có quy mô 1.000 ha ( nay chỉ còn 600 ha) nằm ở phía đông Jerusalem.
Sau 1h30 phút chạy xe, chúng tôi đến 1 vùng khô cằn toàn sỏi đá. Phía xa là 1 vùng hồ rộng lớn, 2 bên chắn bởi 2 dãy núi, bên này hồ là đất Israel, bên kia là Jordan. Khu vực này nằm dưới mực nước biển.
Gọi là biển chết bởi trong dòng nước không có bất kỳ sinh vật nào có thể sống được và mọi người xuống đây đều nổi lên.
Tưởng nổi lên là sẽ không bị chết đuối và dễ dàng bơi qua bên kia nhưng không, không có ai bơi được trên dòng nước này vì khi bơi nước sẽ vào miệng, vào mắt và với độ mặn gấp hàng chục lần muối thường thì các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng sưng tấy, huỷ hoại. Aviv cho biết, năm 2021 có 18 người bị chết trên biển chết vì thấy nằm ngửa là nổi nên cố tình bơi ra xa. Đến khi cần vào quay người lại thì nước vào mắt và uống vài ngụm nước.
Tôi bước xuống bãi biển, không phải là cát dưới chân mà là muối trắng kết tinh thành đá đâm vào chân rất đau. Chỉ vài bước trong vùng nước là thấy cảm giác muốn nổi. Nhìn mấy thanh niên ngồi trên nước mà buồn cười. Tôi bước xa hơn 1 chút, khi thấy nước ngang ngực và thử ngồi. Quả thật, một áp lực đẩy 2 chân tôi lên và lập tức tôi nổi ngay và ngồi trên nước. Nào thử nằm xem sao. Tôi duỗi chân và cơ thể nổi lên nhẹ nhàng, thoải mái. Gác tay lên bụng, chân duỗi thẳng, đầu gối lên nước 1 cách tự nhiên như đang nằm trên giường. Nước chỉ ngang tai, ngập 2/3 cơ thể. Tôi nằm nghỉ vài phút rồi ngồi dậy và ngồi dậy mới là động tác khó. Khi ở tư thế thẳng thì ngay lập tức người chìm xuống chân chạm đất đạp lên những tấm muối kết thành đá. Vuốt tay lên người và cảm nhận không phải nước. Đây chính là muối dạng lỏng ( tôi chợt đặt tên cho loại chất nhờn này). Thấy tôi vuốt nước lên mặt, 1 phụ nữ đứng bên và ra hiệu không được cho nước lên mặt vì nước mặn này vào mắt sẽ có chuyện. Tôi vội vàng đạp lớp đá muối dưới chân lên bờ và xả nước.
Trên đường trở về tôi đề nghị xe dừng lại để chụp những thửa ruộng dưa rộng lớn trên bờ biển chết. Chả có gì phía dưới lớp dưa ngoài đá và dây tưới nhỏ giọi màu đen mà dưa mẫn mọc và ra trái.
Về tới Tel Aviv thấy còn sớm, chúng tôi ghé thăm Bảo tàng Israel. Tất nhiên về lịch sử cổ đại thì Israel không thể so sánh với Ai cập…
12h40 lên máy bay, tạm biệt israel, tạm biệt miền đất thánh đầy cảm xúc.
8h tối ngày 3/5 chúng tôi đã về tới nhà. Bây giờ mới nói là bì nh an bởi chúng tôi đã có 1 chuyến đi dài, chuyến đi vào vùng đỏ của an toàn khi mà những cuộc chiến của các đạo vẫn đêm ngày âm ỉ.