CÁI BỊ (LA BESACE – Jean de La Fontaine)

0
205

CÁI BỊ

Thơ: Jean de La Fontaine
LTM dịch ngày 1/07/2020

Rồi một hôm Thượng đế cho mời
Muôn loài vật quây quần tụ họp

Thượng đế truyền: “cho các loài được phép
Nói tật của mình, rồi ta sẽ sửa cho
Để thế gian không còn nỗi âu lo
Không nét xấu muôn loài đều hạnh phúc”

Và trước tiên Ngài chỉ con khỉ đực:
“Hãy nói xem khiếm khuyết ở chỗ nào?”
Khỉ giật mình: “Dáng con thanh tao
4 chân đủ, chả chỗ nào là xấu”

Khỉ vội vàng, chỉ sang loài Gấu
Thượng đế xem nó dị tướng ở đời
Tưởng Gấu giận, nó lại mỉm cười
Rồi nhảy múa, khoe mình duyên dáng.

Gấu xoay người, hướng sang anh bạn
Chê loài Voi đầu bẹp, tai to
Phải xén tai, nối cho dài đuôi nhỏ
Dáng khù khòe, voi thật khó coi

Im lặng 1 hôit, Voi thủng thỉnh nói
“ Con hài lòng dáng vóc trời cho
Con bé nhỏ, mụ Cá voi mới to
Cái ngữ ấy mới là xấu xí”.

Kiến ưỡn ngực chê Bọ mạt bé tí
Khoe mình to và đẹp trước muôn loài…
Và muôn vật chỉ thấy kẻ khác sai
Còn với mình đều tỏ ra mãn nguyện

Thượng đế buồn chợt thấy mình sai
Tạo muôn loài đều đeo 2 cái bị
Bị sau lưng đựng lỗi mình bé tí
Còn bị to, phía trước đựng lỗi người.

( Cũng chỉ là dịch thơ, không có ý gì khác)

LA BESACE
Jean de La Fontaine

Jupiter dit un jour: “Que tout ce qui respire
S’en vienne comparaître aux pieds de ma grandeur:
Si dans son composé quelqu’un trouve à redire,
Il peut le déclarer sans peur;
Je mettrai remède à la chose.
Venez, Singe; parlez le premier, et pour cause.
Voyez ces animaux, faites comparaison
De leurs beautés avec les vôtres.
Etes-vous satisfait? – Moi? dit-il, pourquoi non?
N’ai-je pas quatre pieds aussi bien que les autres?
Mon portrait jusqu’ici ne m’a rien reproché;
Mais pour mon frère l’Ours, on ne l’a qu’ébauché:
Jamais, s’il me veut croire, il ne se fera peindre.”
L’Ours venant là-dessus, on crut qu’il s’allait plaindre.
Tant s’en faut: de sa forme il se loua très fort
Glosa sur l’Eléphant, dit qu’on pourrait encor
Ajouter à sa queue, ôter à ses oreilles;
Que c’était une masse informe et sans beauté.
L’Eléphant étant écouté,
Tout sage qu’il était, dit des choses pareilles.
Il jugea qu’à son appétit
Dame Baleine était trop grosse.
Dame Fourmi trouva le Ciron trop petit,
Se croyant, pour elle, un colosse.
Jupin les renvoya s’étant censurés tous,
Du reste, contents d’eux ; mais parmi les plus fous
Notre espèce excella ; car tout ce que nous sommes,
Lynx envers nos pareils, et Taupes envers nous,
Nous nous pardonnons tout, et rien aux autres hommes:
On se voit d’un autre oeil qu’on ne voit son prochain.
Le Fabricateur souverain
Nous créa Besaciers tous de même manière,
Tant ceux du temps passé que du temps d’aujourd’hui:
Il fit pour nos défauts la poche de derrière,
Et celle de devant pour les défauts d’autrui.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here