CHILE VÀ NHỮNG SUY TƯ

0
177

CHILE VÀ NHỮNG SUY TƯ

Chẳng còn ham hố du lịch và cảnh đẹp nữa rồi, chỉ muốn về nhà thôi. Cả nhà đã bỏ vé transit qua pháp để bay về qua tuyến Dubai và sẵn sàng tinh thần về nhà phải tự giác cách ly để tự bảo vệ mình và có trách nhiệm với cộng đồng.
Tuy nhiên ngồi 1 chỗ ủ rũ không được, vẫn phải ghi lại những sự kiện…

Chile, một đất nước ở Nam mỹ có chiều dài 4500 km bờ biển (dài nhất thế giới) và bề rộng bình quân khoảng 175 km (chỗ rộng nhất khoảng 350 km). Dân số khoảng 18 triệu, GDP ( PPP) bình quân đầu người gần 25.000 usd/người.
Về lịch sử: Cũng như nhiều nơi khác, vùng đất này là nơi của thổ dân châu Mỹ, sau đó người Inca xâm chiếm và sinh sống cùng người bản địa Mapuche. TK 16 người Tây Ban Nha đến, biến nơi này thành thuộc địa và phát triển kinh tế vùng đất này. Qua nhiều thăng trầm và chiến tranh, ngày 12/2/1818 Chile tuyến bố độc lập.

Về kinh tế: Đất nước Chile phát triển với các thế mạnh là Nông nghiệp, Mỏ đồng, Dầu mỏ, Đánh cá. Lượng cá hồi được đánh bắt ở Chile lớn nhất thế giới gì vùng biển này gần Nam cực.
Về chính trị và xã hội: Chile theo chính sách đa đảng. Trải qua những cuộc tranh dành, nội chiến, đảo chính… Đường lối chính trị của Chile chuyển từ cực đoan sang bảo thủ và ngược lại. Những cuộc xung đột vũ trang đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, đất nước rối ren. Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội dẫn đầu liên minh “Đoàn kết Bình dân” (Unidad Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương “đoàn kết quốc tế” về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng, vố đầu tư giảm, sản xuất giảm, thất nghiệp, kinh tế sa sút. Chính phủ của Salvador đưa ra nhiều biện pháp nhưng với sức ép của Mỹ trước việc Chile quốc hữu hoá nên nền kinh tế của Chile suy thoái và tê liệt, lạm phát tăng vọt và biểu tình diễn ra khắp nơi.

VN cũng đã từng ca ngợi chính sách quốc hữu hoá trước đây, chúng tôi đã từng học, từng giảng dạy nguyên lý này trong các trường đại học. Sau 1975, thực tế cho thấy rằng việc quốc hữu hoá sẽ nhanh chóng triệt tiêu các sức mạnh kinh tế bao gồm nội địa và đầu tư nước ngoài, đồng thời làm giảm các quan hệ ngoại giao, gây mâu thuẫn trong tầng lớp nhân dân. Từ những thực tiễn của thế giới, các nhà lý luận VN, trong đó có PGS Võ Đại Lược ( người thầy của tôi) đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển nhận thức và lý luận để Việt nam nhanh chóng chuyển mình. Điều mà không phải nhiều người hiểu được. Thật may mắn cho đất nước.

Ở Chile, năm 1980, tướng Augusto Pinochet Ugarte được bầu làm tổng thống. Ngay lập tức Pinochet thực hiện chính sách cứng rắn, độc tài. Trong 6 tháng đầu hơn 1.000 người bị xử tử, tiếp theo là hơn 2.000 người bị giết và hơn 30.000 người bị tống giam và tra tấn… Sau này Pinochet bị kết luận là vi phạm nhân quyền bị Toà án quốc tế đưa ra xét xử những ông vẫn được trở về đất nước. Về kinh tế, Pinochet chủ trương thực hiện mô hình kinh tế thị trường, chỉ giữ lại quốc hữu hoá mỏ đồng. Đầu tư quốc ngoại và quốc nội nhanh chóng hồi phục và tăng trưởng…
Tháng 12 năm 1989 Patricio Aylwin của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo lên nắm quyền, mở đầu cho thời kỳ chính trị dân chủ, một chính sách mềm mỏng ngược lại đường lối của Pinochet…

Ngày nay Chile được đánh giá là quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam mỹ với chỉ số cao về: Phát triển con người, sức canh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, tự do báo chí và phát triển dân chủ. Chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp.

Tuy nhiên khi trực tiếp đến Santiago – thủ đô của Chile, tôi lại không hoàn toàn nghĩ như vậy. Tình trạng bạo động, biểu tình ở đây vượt quá giới hạn, tự do dân chủ vượt quá giới hạn. Biểu tình diễn ra hàng ngày, trên các trục đường chính, các quảng trường từng tốp, từng đoàn thanh niên reo hò, chửi bới ném đá vào cảnh sát. Đám thanh niên chặn xe, tụt quần trước mũi xe và hễ thấy cảnh sát là quay cửa kính xuống chửi cảnh sát… Những hình ảnh này làm cho chúng tôi liên tưởng tình trạng 1 số người ở VN khi vi phạm luật lệ giao thông là chửi bới đe doạ CSGT, ở phường vài người cho mình là dân nên thoải mái chửi chính quyền và công an Phường, Quận thậm tệ mặc dù chính họ là người vi phạm…. Phải chăng đó là 1 nền dân chủ quá trớn? Tuy nhiên ở VN kỷ cương còn tốt hơn ở Chile…Một số người nước ngoài cùng đi với chúng tôi lắc đầu và nói:
– Ở Mỹ, chửi bới cảnh sát khi đang làm nhiệm vụ là còng tay ngay
– Ở Úc cũng vậy, chửi bới và chống đối người thi hành công vụ là bắt ngay và Toà sẽ xử ngay hôm sau với mức án giam từ 6 tháng đến 3 năm.
– Ở Nga, dù nhiều người không thích Lenin và chính phủ không cấp kinh phí bảo vệ lăng Lenin nhưng khi có 2 thanh niên tạt nước vào lăng và nguyền rủa Lenin thì ngay lập tức bị cảnh sát bắt và tống giam và từ đó không còn ai dám ngang ngược xúc phạm các nhân vật lịch sử.
– Nhưng ở Chile và ở VN thì khác, 1 người đệm vào.
Chúng tôi xót xa nhìn những bức tường rất đẹp của các đường phố bị bôi bẩn bằng sơn với những khẩu hiệu lăng mạ cảnh sát, chính quyền, đòi hỏi phải cải tổ chính sách, nâng cao mức sống và các điều kiện an sinh xã hội. Hễ chỗ nào có khoảng trống là bị bẽ bậy, Những nhà hát, Viện bảo tàng mỹ thuật rất đẹp cũng bị vẽ bậy. Các bức tượng của những người có công với đất nước, kể cả các bức tượng của thánh thần… cũng không được tha… Chúng tôi chua xót tự hỏi: Sức mạnh của chính quyền ở đâu? Thế này được gọi là dân chủ hay sao? Với tình trạng này liệu người nước ngoài có yên tâm đầu tư hay không? Thực trạng dòng FDI ở đây ra sao?…

Tìm hiểu về mục tiêu biểu tình ở Chile chúng tôi hiểu rằng những người biểu tình đòi nâng cao mức sống, đòi tăng các chính sách xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo…Thực tế thì thu nhập của người dân Chile tối thiểu là 400 usd/người/tháng ( bằng Thượng Hải) không phải là thấp. Tỷ lệ người giàu chiếm 1% dân số và chiếm 24% của cải xã hội trong khi đó ở Mỹ 1% người giàu chiếm hơn 80% của cải xã hội. Thế nhưng ở Mỹ kỷ cương tốt hơn nhiều, đố ai dám vẽ bậy, bôi bẩn lên các bức tường trên phố, xúc phạm tượng đài tự do hoặc chửi bới cảnh sát.

Tâm sự với người dân ở đây họ cho biết: Đất nước Chilê đang cần 1 Pinochet để giữ được kỷ cương của đất nước và làm cho nền kinh tế của Chile phát triển trở lại. Nhiều người cho rằng: Tình trạng suy giảm kinh tế, văn hoá, chính trị và ngoại giao của Chile bây giờ là lỗi của chính phủ từ thời hậu Pinochiet, trong đó Sanvador, một người thân chế độ Cộng sản, cũng là người có lỗi….
Tôi chợt nhớ lại chuyến công tác cùng PGS Võ Đại Lược 8 năm trước sang Hàn quốc để nghiên cứu về Đặc khu kinh tế Inchon và chính sách phát triển kinh tế của Hàn quốc. Mọi người trong đoàn đã rất thú vị khi nghe các học giả kinh tế Hàn quốc cho biết: Đất nước Hàn quốc đặc biệt phát triển vào thời kỳ Park Chung Hee, 1 nhà độc tài mà chúng ta đã lên án rất nhiều. Những câu chuyện về quyết tâm của Park Chung Hee mở những tuyến đường cao tốc phía nam, lựa chọn 10 công ty tư nhân dành những ưu ái và giao nhiệm vụ gánh vác những trọng trách để phát triển đất nước…
Rồi tôi lại liên tưởng tới cuốn sách viết về Stalin mà anh Nguyễn Sỹ Hưng, nguyên CT Vietnam Airlines, một người anh cùng học đã dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và tặng tôi. Cuốn sách nói về sự thiên tài của một nhà quân sự độc tài đã tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, giải phóng nước Nga và Châu âu…
Vẫn còn những người ghét Pinochet, không thích Park Chung Hee và Stalin nhưng phần lớn đều thừa nhận những đóng góp tích cực của họ cho sự thành công của đất nước.

Nhìn những bức tường và sự xúc phạm lịch sử, xúc phạm thánh thần ở Chile mà thất xót và chợt nghĩ:
– Dân chủ là 1 chính sách mà mọi chính phủ đều hướng tới để quyền con người ngày càng được trân trọng và nâng cao vị thế quốc gia, nhưng dân chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, không được vượt quá giới hạn, không bôi nhọ văn hoá dân tộc, không làm mất hình ảnh quốc gia, không làm suy giảm sức mạnh kinh tế…và kỷ cương xã hội là bắt buộc.
– Sự độc tài, cứng rắn không hẳn là xấu mà đôi khi là cần thiết và nhất là đối với tình trạng loạn lạc.
– Để cải thiện cuộc sống, giảm giàu nghèo, không thể chỉ đòi hỏi 1 phía, từ sự thay đổi chính sách của Chính phủ mà người dân phải lao động tăng thu nhập cho chính cuộc sống của mình thay vì dành thời gian chửi bới, vẽ bậy, xúc phạm chính quyền, văn hoá dân tộc và thánh thần…

Thế nhưng tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh ở Chile không bị bôi bẩn, viết bậy… Người VN được miễn thị thực nhập cảnh Chile…

Vẫn còn 1 tình cảm của 2 dân tộc bắt nguồn từ thời của tổng thống Sanvador…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here